Google Analytics là một công cụ tuyệt vời của Google dành cho Webmaster và các bạn SEO. Sản phẩm thường được dùng để đo lường tracking, chuyển đổi và phân tích traffic của trang web. Với công cụ này, bạn có thể phân tích, đo lường, chuyển đổi về traffic, lượt visit, số người xem trang web ở thời gian thực, thời gian website được nhiều người ghé thăm. Và cũng như các sản phẩm khác của Google, Google Analytics cũng được cập nhật. Năm 2020, Google Analytics 4 ra đời với nhiều cải tiến mới, cách cài đặt cũng phức tạp hơn so với các phiên bản trước. Bài viết này, Màu Xanh Lam sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết hơn về công cụ, cách cài đặt, hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 phiên bản mới nhất năm 2021 trên WordPress và code tay thuần PHP.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ đo lường traffic, chuyển đổi, phân tích traffic nhằm đánh giá thực trạng của website một cách tổng thể và toàn diệnnhất. Công cụ này với nhiều tính năng cơ bản như theo dõi số người xem, nguồn, địa điểm, trang được xem và nhiều thông tin khác. Điều này giúp bạn lên kịch bản, xây dựng và chuyển hóa nội dung để giữ chân và thu hút khách hàng.
Ngoài các tính năng cơ bản, GA còn mang nhiều tính năng nâng cao khác, phải nghiên cứu thật chuyên sâu và am hiểu mới có thể sử dụng được.
Google Analytics 4 thay đổi những gì?
Bản cập nhật Google Analytics 4 thay đổi và khác hẳn phiển bản cũ bằng nhiều cải tiến khác nhau như giao diện, tính năng, cơ chế hoạt động.
Giao diện mới
Giao diện trang chủ và các trang con điều được thay đổi hoàn toàn, diện mạo mới trông dễ nhìn và thu hút, hiện đại hơn so với phiên bản cũ trước đây. Khu vực hiển thị chính cũng được mở rộng sang 2 bên, giúp cho người dùng sử dụng màn hình 2k hoặc 4k có thể xem được nhiều thông tin hơn trên cùng 1 screen.
Các thay đổi cụ thể:
- Active users right now (Người dùng đang hoạt động) chuyển thành Users in last 30 minutes (Người dùng hoạt động trong 3p phút gần nhất).
- Biểu đồ Stack column chuyển sang Basic Horizontal Column
- Loại bỏ User rention, Sessions by device
Số lượng tính năng
Các tính năng được thay đổi vị trí, thay đổi tên khiến người dùng thường xuyên sử dụng bản Google Analytics cũ lạ lẫm và khá khó làm quen, bản thân mình cũng như vậy.
Thoạt nhìn, tưởng chừng như GA4 có nhiều tính năng hơn nhưng thật ra không phải vậy. Ở phiên bản cũ, các mục được phân chia theo từng nhóm lớn; thì bây giờ, chúng được tách ra riêng thành các cụm nhỏ khác nhau. Đồng thời cũng bổ sung vài tính năng mới mà không phải khi nào cũng sử dụng.
Cụ thể như sau:
- Demographics, Tech và Rention chính là Users ở phiên bản cũ.
- Behavior được đổi tên thành Engagement.
- Conversions và Events được tách ra làm 2 phần, phiển bản cũ gộp lại ở mục Conversions.
- Update Monetization để liên kết với Adsense kiếm tiền
- Update Custom Definitions để tạo đơn vị đo lượng riêng sử dụng trong báo cáo tùy chỉnh.
- Update Debug view để theo dõi các lỗi xảy ra đối với website hoặc app.
- Loại bỏ Behaviour flow, Site content, Site peed
Cơ chế hoạt động
Một số tính năng cũ bị thay đổi cơ chế hoạt động sau khi update phiên bản GA4. Điển hình nhất là tính năng Real time – Người dùng thực.
Phiên bản cũ, chế độ này giúp người quản trị biết được hiện tại có bao nhiêu người đang truy cập. Sang phiên bản mới, cơ chế chuyển sang người dùng truy cập 30p gần nhất. Điều này khiển cho người quản trị không thể nào thống kê được con số chính xác ở thời gian thực tại là bao nhiêu.
Cách cài đặt Google Analytics 4 năm 2021
Bài viết hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4 trên WordPress hoặc code tay thuần PHP. Bạn chú ý và đọc kĩ từng bước để tránh nhầm lẫn đối với từng nền tảng nhé. Lưu ý bạn cần đăng nhập sẵn vào Gmail với Email mà bạn muốn cài đặt và quản lí tài khoản GA4.
Bước 1: Khởi tạo tài khoản
Truy cập vào trang chủ của công cụ: https://analytics.google.com/analytics/web/. Sau đó bạn click vào nút BẮT ĐẦU ĐO LƯỜNG ở trên trang web này.
Bạn nhập tên tài khoản, tích hết vào các ô như hình bên dưới. Sau đó click vào nút tiếp tục.
Tại giao diện tiếp theo. Bạn nhập Tên thuộc tính, cài đặt lại Múi giờ, Đơn vị tiền tệ. Sau đó click vào Hiển thị cài đặt nâng cao và kéo cần gạt để chế độ “Tạo một thuộc tính Universal Analytics” sáng lên. Tại đây, bạn nhập url trang web, Chọn Tạo cả thuộc tính Google Analytics 4 và thuộc tính Universal Analytics nếu bạn muốn đo lường nâng cao và check vào ô bên dưới. Chọn Chỉ tạo một thuộc tính Universal Analytics nếu chỉ muốn cài đặt và sử dụng tính năng thông thường.
Cuối cùng, bạn cài đặt thông số về doanh nghiệp và chọn các chức năng cần sử dụng. Theo mình thì cứ tích hết đi, cái nào không xài thì nó vẫn còn đó chứ không mất đi, biết đâu khi nào đó bạn lại cần dùng đến. Sau đó click vào nút Tạo.
Sau khi click vào nút tạo,một bản điều khoản hiện ra, bạn chọn lại Quốc Gia: Việt Nam. Tích hết vào các ô tôi chấp nhận và click vào nút Tôi Chấp Nhận để hoàn thành bước khởi tạo tài khoản.
Bước 2: Gắn code Google Analytics 4 vào website
Sau khi nhấn xong nút tôi chấp nhận ở bước 1. Trang web sẽ chuyển sang giao diện như bên dưới.
Bạn click vào dòng chữ: “Thẻ toàn trang web (gtag.js) Sử dụng thẻ này nếu bạn đang dùng một trình tạo trang web hoặc trang web được lưu trữ trên một CMS”. Một đoạn code sẽ hiện ra, bạn copy toàn bộ đoạn code này nhé. Tiếp theo là chèn code vào website.
Đối với website WordPress. Bạn vào giao diện quản lí website(full quyền administrator nhé). Chọn Giao Diên – Sửa Giao Diện. Sau đó tìm đến file header.php. Bạn tìm đến dòng </head>. Sau đó dán đoạn code đã copy vào trước dòng đó, sau đó nhấn vào Cập nhật tập tin để hoàn tất thay đổi.
Đối với website code php thuần. Nếu có giao diện nhập code Google Analytics, code Search Console thì bạn vào đó để nhập nhé. Nếu không, bạn cần có quyền truy cập vào tài khoản hosting, bạn chọn mục quản lí File Manager, tìm đến file index.php. Sau đó gắn code vào trước thẻ </head> trong file này và lưu lại tập tin nhé.
Đối với các website Haravan, Bigweb….Bạn copy code và nhờ kĩ thuật viên của họ chèn vào giúp. Nếu website của bạn code thuần nhưng bạn không cầm tài khoản hosting thì thực hiện tương tự.
Sau khi đã gắn xong code, bạn nhờ bạn bè, hoặc ẩn danh để view website. Và tại giao diện của Google Analytics, bạn click vào trang chủ. Nếu thấy xuất hiện lượt view như hình thì code đã được cài đặt thành công rồi nhé.
Hướng dẫn sử dụng cơ bản Google Analytics 4
Đối với một người dùng cơ bản, có lẽ thông số người dùng tại thời gian thực là thông số đáng quan tâm nhất. Bạn có thể xem các thông số này bằng cách: Chọn mục Báo cáo – Thời gian thực. Tại đây, các thông số về lượt truy cập website ở thời điểm hiện tại được hiển thị rõ ràng và chính xác.
Tổng quan: Chế độ tổng quan cho phép bạn nhìn toàn cảnh về số người đang truy cập, vị trí truy cập, nguồn truy cập, từ khóa tìm kiếm, trang nào đang được view…
Vị trí: Cho phép bạn biết được người dùng đang truy cập website tại khu vực nào. Mỗi khu vực bao nhiêu người truy cập.
Nguồn lưu lượng: Cho phép bạn biết được người dùng truy cập đến website của bạn từ trang web nào, từ mạng xã hội, forum hay blog, website 2.0…
Lời kết luận
Trên đây là những thông tin về Google Analytics là gì, Google Analytics 4 và những cải tiến mới của chúng. Hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics 4 cho website WordPress, code tay thuần PHP và cách sử dụng cơ bản, đơn giản nhất. Hi vọng thông tin sẽ có ích cho bạn, giúp bạn dễ dàng cài đặt và sử dụng hiệu quả. Good luck!!!