Trong quá trình sử dụng máy tính, sẽ có những lúc bạn gặp phải sự cố khiến laptop không thể kết nối đến WiFi. Điều này khiến bạn không thể sử dụng internet, khiến bạn khó chịu và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc đang cần thực hiện. Cùng Màu Xanh Lam tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lỗi laptop không thể kết nối được WiFi và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà mà không cần phải đem ra tiệm sửa chữa.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nguyên nhân laptop không kết nối được WiFi
Để biết được cách khắc phục tình trạng laptop không kết nối được WiFi, bạn cần phải biết được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lỗi này. Tại sao không kết nối được WiFi? Sau đây là một vài lí do thông dụng nhất.
- Laptop chưa được cài đặt driver hoặc driver không còn tương thích.
- Xung đột phần mềm dẫn đến driver không hoạt động.
- Hệ thống mạng bị lỗi.
- Tắt chế độ bắt WiFi trên laptop
- Địa chỉ IP bị trùng lặp
- Sử dụng các ứng dụng fake IP, proxy
- Cấu hình DNS sai
Biết được nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không bắt được WiFi, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách xử lí phù hợp và hiệu quả nhất.
Cách sửa lỗi Laptop không kết nối được WiFi
Kiểm tra lại mạng WiFi
Trường hợp laptop và các thiết bị di động điều không thể kết nối đến WiFi, nguyên nhân hầu hết thường do mạng WiFi nhà bạn đang bị lỗi. Khi đó, bạn cần reset lại mạng WiFi thông qua modem để các thiết bị nhận tính hiệu mới.
Sau khi bạn reset modem, nếu mạng vẫn xảy ra lỗi và không thiết bị nào truy cập được vào internet. Bạn nên liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp mạng để yêu cầu khắc phục sự cố.
Bật chế độ bắt WiFi trên laptop
Trường hợp laptop không thể kết nối đến WiFi và chỗ kết nối WiFi xuất hiện dấu X đỏ. Khả năng máy tính đã tắt chế độ kết nối WiFi. Bạn có thể bật tính năng này lên bằng nhiều cách:
+ Click vào biểu tượng WiFi có dấu X đỏ > Click vào chữ WIFI để chuyển sang trạng thái ON. Sau đó chọn mạng WiFi tương ứng để kết nối.
+ Click chuột phải vào biểu tượng WiFi có dấu đỏ > Chọn Open Internet & Network Setting > Chọn WiFi > Kéo cần gạt sang trạng thái ON.
+ Kiểm tra cần gạt hoặc nút bấm bật tắt chế độ nhận WiFi ở mép trước, 2 bên thân máy hoặc phía trên bàn phím và chuyển sang chế độ kết nối WiFi.
+ Sử dụng các tổ hợp phím để bật chức năng kết nối WiFi. Tùy theo hãng máy sẽ sử dụng tổ hợp phím khác nhau. Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7, Asus Fn + F2, Acer Fn + F5 hoặc Fn + F2, Dell Fn + F2 hoặc PrtScr, HP Fn + F12, Toshiba: Fn + F12. Tính năng này đa số các máy đời mới điều được tích hợp, các máy đời cũ thì có thể có hoặc không.
Khởi động lại máy tính
Những phần mềm trên máy tính và driver có thể xung đột dẫn đến laptop không thể nhận WiFi bình thường. Đôi lúc, bạn nên khởi động lại máy để hệ điều hành máy tính khởi động lại toàn bộ phần mềm trên máy và giải quyết xung đôt phần mềm.
Cài đặt lại Driver
Nếu máy tính mới mua về, đặc biệt là mua máy tính cũ mà không kiểm tra trước, có thể máy tính chưa được cài đặt driver dẫn đến laptop không thể kết nối mạng. Máy tính sử dụng quá lâu nhưng lại tắt tính năng update Driver vì một vài nguyên nhân nào đó cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự.
Trong trường hợp này, bạn nên truy cập trực tiếp hãng máy tính, tìm kiếm driver tương ứng với model và hệ điều hành và cài đặt lại driver tương ứng.
- SONY VAIO: https://www.sony.com.vn/electronics/support/personal-computers
- DELL: https://www.dell.com/support/home/en-vn?app=drivers
- HP: https://support.hp.com/vn-en/drivers/laptops
- ASUS: https://www.asus.com/support/Download-Center/
- ACER: https://www.acer.com/ac/vi/VN/content/drivers
Reset địa chỉ IP
Trong trường hợp laptop đã kết nối được với WiFi nhưng không có mạng. Có thể nguyên nhân không bắt được WiFI là do trùng địa chỉ IP. Bạn xóa mạng cũ và kết nối lại để IP được reset. Bạn cũng có thể setup lại IP thông qua các câu lệnh tại CMD: ipconfig /release ; ipconfig /renew. Sau đó bạn khởi động lại máy tính để được cấp IP mới.
Thực hiện: Bấm tổ hợp phím Windows + R > Hộp thoại xuất hiện nhập vào chữ CMD rồi nhấn Enter > Gõ ipconfig /release rồi nhấn Enter > Gõ tiếp ipconfig /renew rồi nhấn Enter.
Cấu hình lại DNS
Một trường hợp máy tính kết nối được với WiFi nhưng không có mạng có thể là do DNS bị sai. Bạn nên tìm kiếm và thay đổi sang các chế độ mặc định hoặc DNS của nhà mạng để kiểm tra.
Dưới đây là một số địa chỉ DNS bạn có thể tham khảo và sử dụng:
- Google 8.8.8.8: Private và không có bộ lọc. Lựa chọn phổ biến nhất.
- CloudFlare 1.1.1.1: Private và không có bộ lọc. Mới xuất hiện.
- Quad9 9.9.9.9: Private và có lọc bảo vệ, block truy cập tới những domain độc hại.
- OpenDNS 208.67.222.222: Block domain độc hại và nội dung người lớn.
- Norton DNS 199.85.126.20: Block domain độc hại và tích hợp với chương trình Antivirus của họ.
- CleanBrowsing 185.228.168.168: Private và có lọc bảo vệ, block truy cập nội dung người lớn.
- Yandex DNS 77.88.8.7: Block domain độc hại. Rất phổ biến ở Nga.
- Comodo DNS 8.26.56.26: Block domain độc hại.
Tắt phần mềm Fake IP, VPN
Máy tính kết nối được với WiFi nhưng không có mạng có thể là do phần mềm thứ 3, ở đây là phần mềm Fake IP, VPN. Nếu bạn có sử dung phần mềm Fake IP, Fake Proxy hay VPN thì nên tắt đi và kết nối lại mạng WiFi.
Lời kết luận
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được WIFI, hoặc kết nối được nhưng không có mạng và không thể truy cập internet.
Biên tập: NMT